4 việc nên cắt giảm ngày Tết để được nghỉ ngơi, vui chơi đúng nghĩa: Đừng vì sỹ diện mà khiến cả nhà mệt mỏi

4 việc nên cắt giảm ngày Tết để được nghỉ ngơi, vui chơi đúng nghĩa: Đừng vì sỹ diện mà khiến cả nhà mệt mỏi

Gần đây, mình thấy mọi người trên mạng xã hội hưởng ứng mạnh mẽ quan điểm ‘Tết đừng vì sĩ diện mà bày vẽ nhiều mệt thân, mệt gia đình, tết là để nghỉ ngơi, vui chơi là chính’.

Nếu mình không nhầm thì quan điểm này là của Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn. Có lẽ vì nó mang nội dung quá đúng, quá thiết thực với cuộc sống ngày này nên được mọi người hưởng ứng, chia sẻ rầm rộ trên facebook.

Cụ thể theo quan điểm này, có 4 điều nên hạn chế tối đa ngày Tết để gia đình được nghỉ ngơi, quây quần bên nhau để tận hưởng không khí đón xuân đúng nghĩa. 4 điều đó cụ thể là:

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết, ảnh: DSD

Thứ nhất, trang hoàng nhà cửa vừa phải, phù hợp với điều kiện gia đình, đừng vì sĩ diện mà ‘cố gồng’ cho bằng người khác, chỉ dẫn đến mệt mỏi cho cả gia đình mà thôi

Có nhiều gia đình cả năm không dọn dẹp nên bắt tay trang hoàng nhà cửa dồn hết vào những ngày trước Tết. Mệt mỏi, lu bu, đầu bù tóc rối, vợ chồng cáu giận, hò hét con cái… đến tận tối 30 Tết, thậm chí sáng mồng một thì ai nấy đều đuối. Hết Tết.

Như vậy, sẽ mất đi ý nghĩa vui vẻ ngày Tết. Vậy là bao nhiêu ngày nghỉ chẳng được thảnh thơi mà lại còn bận rộn, mệt mỏi hơn cả ngày thường.

Thực ra chuyện trang trí nhà cửa Tết cho không khí đầm ấm là cần thiết nhưng cũng không có ai quy định cứ phải thế này hay thế kia. Vấn đề quan trọng nhất là làm sao cho cả nhà cùng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ bên nhau là được

Đón Tết vui vẻ, đầm ấm bên gia đình là quan trọng nhất, ảnh: dDS

Thứ hai, có những gia đình cứ quần quật, đầu tắt mặt tối làm mứt kẹo, gói bánh…những việc làm này vô tình tạo áp lực công việc cho cả nhà đến phút cuối cùng. Hết Tết.

Lời khuyên được đưa ra là nên đón Tết đơn giản theo đúng những gì khiến mình cảm thấy vui vẻ hạnh phúc nhất chứ không phải là để thể hiện cho ai biết cả. Thời hiện đại ngày nay các vật phẩm như mứt kẹo, bánh trái, hoa quả đã rất đủ đầy. Nếu không có điều kiện tự gói bánh thì đi mua cũng không sao cả.

Hơn nữa, các vật phẩm chuẩn bị cho ngày Tết cũng nên vừa phải thôi vì Tết giờ không giống Tết xưa. Chỉ đến khoảng mùng 2 mùng 3 Tết là chợ lại họp bình thường nên thực phẩm chỉ cần vừa ăn. Nếu nhiều quá không chỉ tạo cảm giác ngán ngẩm khi ăn mà còn có nguy cơ ôi thiu, ngộ độc thực phảm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả nhà.

Tết là để nghỉ ngơi, chia sẻ yêu thương bên người thân, ảnh: DSD

Thứ ba, nhiều gia đình giữ truyền thống cúng bái mỗi ngày (sáng, chiều, tối). Mỗi lần cúng là phải đủ món, đủ mâm.

Kết quả là nguyên Tết chỉ làm bạn với ông Táo, rót nước, thắp nhang, rửa chén cả ngày. Thật không may cho những ai làm vợ, làm dâu những gia đình này, cộng thêm một chút gia trưởng của nhà chồng nữa thì chỉ có nước hát bài: “Xuân này con không về”. Hết Tết.

Thực ra những lễ nghi cũng bái ngày Tết là cần thiết. Tuy nhiên, cũng không nên cứng nhắc quá để ảnh hưởng đến không khí đón Tết chung của cả gia đình. Mỗi người, mỗi nhà có thể xem lại để tự giản tiện những nghi thức này sao cho cả gia đình có thời gian sum họp, đoàn viên bên nhau.

Thứ tư, có nhiều người thích sĩ diện, luôn sợ bà con, hàng xóm, bạn bè sẽ đánh giá mình: “Ăn Tết có lớn không? Lì xì có nhiều không? Phải trái với họ hàng thế nào?”… Kết quả là “ném tiền qua cửa sổ” hoặc luôn căng thẳng, stress, đóng cửa trốn Tết luôn.

Cách đón Tết phụ thuộc vào mỗi gia đình, ảnh: DSD

Đây thực chất là vấn đề tâm lý nhưng hầy như ai cũng gặp phải. Ai cũng có suy nghĩ sợ hàng xóm nhìn vào sẽ đánh giá như thế này thế khác. Sự thật là điều đó khiến cho tất cả chúng ta đều mệt mỏi, thậm chí còn không được sống đúng với con người thật và hoàn cảnh điều kiện của mình.

Ngày Tết nên làm gì để cả gia đình được nghỉ ngơi đúng nghĩa, tận hưởng trọn vẹn những ngày đầu xuân mới trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất

Cả nhà đi hái lộc ngày xuân

Tết đến, điều thú vị nhất là được nhận phong bao lì xì đỏ chói và những lời chúc đầu năm mới đầy ý nghĩa từ người thân. Thay vì phong tục lì xì như thông thường, năm nay, bạn có thể trồng cây lộc trong nhà từ trước Tết. Sau bữa ăn sáng đầu xuân, gia đình quây quần, thong dong hàn huyên, ăn miếng bánh, uống trà, cà phê và cùng nhau hái lộc là những phong bao lì xì đỏ thắm cùng những lời chúc yêu thương được chuẩn bị từ trước.

Đi chợ Tết để tận hưởng không khí mùa xuân, ảnh: DSd

Cùng dạo chợ Tết, ngắm cảnh thiên nhiên

Còn gì hạnh phúc bằng khi gia đình nắm tay nhau dạo chợ Tết, sắm những cành cúc, cành đào, lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm trong thời khắc thiêng liêng. Đây cũng là dịp cha mẹ giảng giải cho con những tập quán, ý nghĩa của các món bánh mứt, trà, cà phê… trong dịp Tết.

Tham gia lễ hội đường sách

Tết cũng là dịp bạn nên sống chậm lại một chút để cảm nhận hết không khí của ngày lễ hội. Ngoài các hoạt động truyền thống, tham gia lễ hội đường sách cũng là gợi ý thú vị giúp bạn có dịp dạo chơi, hít thở không khí trong lành và tạo thói quen tốt trong ngày đầu năm.

Đến thăm thầy cô giáo, người thân quen để cùng hàn huyên, gắn kết tình cảm

Trong dân gian có câu “mùng Một Tết Cha, mùng Hai Tết Mẹ, mùng Ba Tết Thầy” để nói nên lòng hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt. Sau hai ngày cùng gia đình đón không khí Tết, mùng Ba, bạn hãy rủ bạn bè, gia đình đi chúc Tết thầy cô, bày tỏ lòng biết ơn với người đã dạy dỗ bạn. Tết sẽ ý nghĩa hơn nhiều nếu bạn bày tỏ tình cảm với những người thân yêu, người thầy cô đáng kính.

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *