Mình vừa đi khám sức khỏe về mà sợ ‘xanh mặt’ mọi người ạ. Giờ lên đây ngồi viết chia sẻ với mọi người mà vẫn còn run. Nói luôn nhé: Mình đang đợi kết luận cuối cùng của bác sĩ (chắc phải tuần sau mới có), xem có bị K cổ tử cung (CTC) không.
Nói thật giờ ở cái tầm 38 – 40 tuổi này rồi, chẳng sợ gì, chỉ sợ nhất bị bệnh mọi người ạ. Mình không giàu có hơn ai nhưng lúc nào cũng chỉ mong cuộc sống bình bình an an là hạnh phúc rồi. Vậy mà mấy tháng nay cơ thể có hiện tượng ‘xuất huyết’ lạ, mỗi lần tắm đều lo lắng không biết mình bị sao, rồi mình cũng quyết định đi khám vào sáng nay. Giờ chỉ cầu trời khấn phật thương người ăn ở hiền lành là không sao, chứ giờ mà bị UT CTC thì không biết những năm tháng còn lại sẽ ra sao nữa.
Hôm nay trong lúc tranh thủ chờ khám bệnh, mình cũng lên báo đọc được nhiều thông tin hay về bệnh này, trong đó phải chú ý đến nhất là những chị em từ 40 tuổi trở lên là cần quan tâm đến bệnh này nhé mọi người. Dù tuổi nào cũng có thể bị nhưng từ 40 là nguy cơ cao hơn. Đấy không phải mình nói mà là bác sĩ nói đấy.
Từ 40 tuổi, phụ nữ dễ mắc nhiều bệnh hơn, ảnh: MSf
Cụ thể thông tin mình chia sẻ bên dưới cho mọi người cùng biết nhé
Bác sĩ Lucy – Khoa Ung bướu, viện Thu Cúc chia sẻ trên báo rằng: Phụ nữ ngoài 40 tuổi có thể bị tế bào K “ghé thăm” bất cứ lúc nào. Lý do là ở độ tuổi này, sức đề kháng suy giảm, các cơ quan bắt đầu hoạt động kém hiệu quả nên dễ mắc bệnh hơn.
Đặc biệt, từ 40, cơ thể phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, lối sống, sự thay đổi trong quá trình mang thai… khiến người càng yếu, dễ bị các bệnh hỏi thăm hơn, một trong số đó có căn bệnh nguy hiểm là ung thư CTC.
Bác sĩ Lucy cho rằng, UT CTC ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của chị em, có thể tước đi quyền làm mẹ, tác động tới đời sống vợ chồng và gây ‘ra đi’ nhanh hơn. Nhiều phụ nữ bị bệnh nhưng không biết vì các triệu chứng thường diễn biến âm thầm, chỉ vô tình bỏ qua là bệnh sẽ nặng lên lúc nào không biết.
Ví dụ như trường hợp của chị.H (41 tuổi, ở Phú Thọ) phát hiện mình mắc Carcinoma (ung thư CTC) khi đi khám sức khỏe định kì.
Trước đó, chị bị viêm nhiễm, viêm lộ tuyến CTC. Ung thư được phát hiện khi các bác sĩ chỉ định cho chị làm sàng lọc bằng phương pháp Thinpap Test, phát hiện tổn thương biểu mô vảy mức độ thấp, sau đó là xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm HPV còn cho thấy chị H. dương tính với 12 loại HPV nguy cơ cao khác.
Cũng giống chị H, chị M (55 tuổi) có sức khỏe bình thường ổn định, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị K nhưng cũng nhận được kết quả sừng sờ khi đi khám định kỳ. Khi lấy tế bào làm xét nghiệm sàng lọc sớm UT CTC, chị được chẩn đoán ‘loạn sản CTC’.
Sau đó, kết quả xét nghiệm cho thấy biểu mô vảy CTC quá sản, các tế bào biểu mô nhân to, sắp xếp lộn xộn, kiềm tính, chất nhiễm sắc thô, hạt nhân rõ; tỉ lệ nhân/nguyên sinh chất cao, rải rác có nhân chia.
Bác sĩ kết luận: Chị M. bị tổn thương nội biểu mô CTC có thể tiến triển thành K (tiền ung thư).
Phát hiện sớm giúp điều trị tốt hơn, ảnh: Sohu
Thông qua các trường hợp trên và thực tế khám chữa bệnh, các bác sĩ luôn nhắc nhở chị em phụ nữ, nhất là sau 40 tuổi cần lưu tâm đến sức khỏe của mình, trong đó có tình trạng ung thư CTC, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ có tiên lượng tốt hơn.
Cụ thể, bác sĩ đưa ra lời khuyên cho chị em về cách nhận biết UT CTC. Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này mà chị em có thể quan sát được chính là hiện tượng ‘xuất huyết bất thường’ ở vùng trọng yếu. Ví dụ như có hiện tượng xuất hiện khi đang trong thời gian ở giữa 2 chu kỳ hàng tháng, thời gian dài hơn so với một chu kỳ bình thường. Thêm vào đó là tình trạng xuất huyết trong hoặc sau khi ‘yêu đương’ cũng rất dễ là căn bệnh này nên không được lơ là bỏ qua
Thêm vào đó, triệu chứng khi tế bào UT phát triển có thể bao gồm cả các cơn đau vùng chậu, đi tiểu tiện bất thường và sưng đau chân. Khi UT lan đến các cơ quan khác, các khối u có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan đó, ví dụ khối u lên bàng quang hoặc làm tắc tĩnh mạch.
Để phòng tránh từ sớm, các BS sản phụ khoa khuyến cáo chị em: Mỗi năm cần khám định kỳ sức khỏe, khám phụ khoa từ 1- 2 lần để phát hiện bệnh sớm nếu có. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày cũng cần để tâm đến các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản.
Chỉ mong tất cả chị em phụ nữ sẽ luôn khỏe mạnh và có cuộc sống bình an. Mình cũng mong cho chính mình đầu năm mới sẽ không phải đón nhận 1 chẩn đoán buồn từ bác sĩ. Mọi người ai có biết về căn bệnh này thì chia sẻ thêm cho cả nhà tham khảo nhé