Bức tranh vẽ con gà của bé lớp 4 giống y như thật nhưng lại bị cô giáo cho điểm kém: Lý do là gì?
Ngay sau khi thông tin này được đăng tải trên mạng, nhiều người cho rằng, cô giáo nên chỉnh lại điểm để phù hợp với sự ‘xuất sắc’ của bức tranh con gà mà em học sinh lớp 4 đã vẽ bằng tất cả tâm huyết của mình!
Cụ thể một học sinh lớp 4 được giáo viên mỹ thuật giao bài tập về nhà, với chủ đề vẽ một con vật mà em yêu thích. Hôm sau đến lớp đứa trẻ nộp bài cho cô giáo chấm, trong khi cả lớp đều được cô khen và cho điểm cao thì đến bức tranh của đứa trẻ, cô giáo lại cho điểm thấp. Về nhà, nhóc tỳ buồn rầu kể với bố mẹ, sau khi bố mẹ nắm rõ sự tình liền khá tức giận với giáo viên vì không tìm hiểu đầu đuôi vấn đề đã vội cho học sinh điểm kém.
Ngay sau khi ông bố đăng tải bức tranh của cậu con trai tiểu học lên mạng, nó đã thu hút sự thích thú từ đông đảo dân tình. Ai nấy đều “cười bể bụng” trước bức tranh không thể nào chân thực hơn của nhóc tỳ. Cũng là con gà, nhưng gà mà đứa trẻ vẽ lại không phải là con gà bình thường mọi người quan sát thấy, chú gà này có phần “bụ bẫm” hơn, tròn trịa trông không khác gì một quả bóng cả.
Có thể nhiều người sẽ chưa từng thấy con gà nào mà có hình dáng béo ú lạ thường như vậy, nhưng khi ông bố đăng hình gốc, con gà ngoài đời thực thì ai cũng ngỡ ngàng vì quả thực bé tiểu học vẽ không lệch chút nào, thậm chí các nét vẽ còn rất chi tiết và đẹp mắt, chứng tỏ nhóc tỳ có năng khiếu với bộ môn này.
Trong hoàn cảnh này, học sinh rõ ràng vẽ đúng với những gì đứa trẻ quan sát được, thế nên bé xứng đáng nhận được kết quả đánh giá tốt hơn từ giáo viên. Nhiều người đưa ra lời khuyên bố mẹ nên trực tiếp liên lạc với cô, hoặc tự đứa trẻ lên lớp giải bày thì chắc chắn cô giáo sẽ biết nên làm gì, và chỉnh sửa điểm số của học sinh ra sao cho phù hợp nhất.
Bạn có thể chưa biết: Lý do trẻ nhỏ thường vẽ tranh khác so với những gì người lớn nghĩ
Có một sự khác biệt hoàn toàn giữa người lớn và trẻ em. Ví dụ khi có 1 đồng tiền xuất hiện trước mặt người lớn và trẻ em. Hình ảnh xuất hiện trong não người lớn và trẻ em không giống nhau. Nếu người lớn nghĩa rằng đồng tiền này có thể mua những thứ nhu yếu phẩm hàng ngày thì trẻ em chỉ có thể muốn mang đi mua bánh kẹo hoặc kem. Vì vậy, những bức tranh bé vẽ sẽ khác so với tưởng tượng của người lớn.
Trẻ có thể nhận thấy những chi tiết mà người lớn không nhận thấy. Người lớn thường nghĩ rằng họ hiểu biết nhiều hơn so với trẻ nhỏ. Đó là sự thật nhưng nếu người lớn và trẻ cùng lúc quan sát một sự vật hoặc sự kiện, trẻ sẽ không nhất thiết phải quan sát ít hơn người lớn, thậm chí bé còn quan sát nhiều chi tiết mà người lớn không chú ý.
Trẻ có trí tưởng tượng phong phú. Trẻ nhỏ vốn dĩ có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Trong quá trình trưởng thành những trí tưởng tượng này sẽ bị hạn chế và thay vào đó là những suy nghĩ khác của người lớn. Vì vậy, nói về trí tưởng tượng thì đương nhiên trẻ phong phú hơn cha mẹ đấy.
Theo các chuyên gia tâm lý học, trái với xu hướng ngăn cấm, bố mẹ thậm chí còn phải hỗ trợ tích cực cho giai đoạn trẻ có nhu cầu được thỏa sức thể hiện sở thích, tính sáng tạo và tưởng tượng của mình vì điều này có lợi đối với sự phát triển lâu dài của con. Trẻ sẽ thông minh, có óc quan sát và phát triển khả năng thẩm mỹ.
Lợi ích khi trẻ được học vẽ từ nhỏ: Không chỉ nằm ở những bức tranh
Cho trẻ học vẽ từ sớm mang lại nhiều lợi ích vượt xa việc phát triển khả năng nghệ thuật. Đầu tiên, vẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng. Khi được cầm bút và tự do sáng tạo, trẻ có thể khám phá nhiều cách biểu đạt và phát triển trí tưởng tượng phong phú. Quá trình này giúp trẻ hình thành tư duy sáng tạo, một kỹ năng quan trọng trong việc giải quyết vấn đề và tạo ra những ý tưởng mới mẻ.
Thao tác vẽ hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động tinh. Khi cầm bút và thực hiện các thao tác nhỏ như vẽ chi tiết, trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, giúp phát triển kỹ năng vận động tinh rất quan trọng trong các hoạt động hàng ngày, như viết chữ hay tự chăm sóc bản thân.
Học vẽ còn là phương tiện tuyệt vời để trẻ biểu đạt cảm xúc và tư duy. Qua từng nét vẽ và màu sắc, trẻ có thể thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, và cảm xúc cá nhân. Điều này đặc biệt có ích cho trẻ nhỏ, vì chúng có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt bằng lời. Vẽ giúp trẻ hình thành lòng tự tin và cảm giác thỏa mãn khi hoàn thành một tác phẩm, từ đó nâng cao sự tự tin trong giao tiếp và học tập.
Cuối cùng, hoạt động vẽ cũng có tác dụng giảm căng thẳng và tăng cường sự tập trung. Khi vẽ, trẻ có thể chìm đắm trong thế giới của riêng mình, tập trung cao độ vào từng chi tiết và màu sắc. Điều này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung, từ đó hỗ trợ tích cực trong các hoạt động học tập và giải quyết vấn đề.
Với những lợi ích này, vẽ không chỉ là hoạt động giải trí mà còn là công cụ quan trọng để trẻ phát triển toàn diện về tinh thần, trí tuệ và cảm xúc…