ĐỜI SỐNG

Bàng hoàng nữ sĩ Quỳnh Dao, ‘mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách’ tự chấm dứt sự sống, để lại di thư

Cái tên về nhà văn Quỳnh Dao có lẽ không còn xa lạ với khán giả Việt Nam. Mới đây nhất, thông tin về sự ‘ra đi’ của bà đã khiến tất cả phải bàng hoàng. Thông tin này hiện đã leo lên No.1 bảng Hot Search của Weibo với lượt truy cập tăng chóng mặt.

Theo đó, chiều 4/12, truyền thông Đài Loan đồng loạt đưa tin, Quỳnh Dao đã t/ự s/á/t tại nhà riêng ở Đạm Thủy, Tân Bắc (Trung Quốc). Khi nhân viên cứu thương tới hiện trường, họ phát hiện bà đã tắt thở.

Con trai 63 tuổi của Quỳnh Dao cho biết, nữ nhà văn đã để lại một lá thư t/u/y/ệ/t m/ệ/nh. Ngay khi phát hiện sự việc, ông đã nhanh chóng báo cảnh sát. Khi lực lượng cứu hộ đến, họ phát hiện Quỳnh Dao đã qua đời.

Theo báo cáo từ phía pháp y sau khi khám nghiệm t/ử t/h/i cho biết, nguyên nhân cái c/h/ế/t của nữ sĩ Quỳnh Dao là do ngộ độc khí carbon monoxide. Đêm 4/12, cảnh sát cũng đã xác định không có sự can thiệp từ bên ngoài và gia đình không phản đối nguyên nhân cái c/h/ế/t của nữ nhà văn.

Ngay sau khi hoàn tất việc khám nghiệm t/ử t/h/i, con trai, con dâu và trợ lý của bà đã rời khỏi hiện trường mà không đưa ra bất kỳ bình luận nào. Ngay sau đó, phía cơ quan chức năng đã cấp giấy chứng nhận giám đ/ị/n/h t/ử/ th/i/ cho gia đình và bàn giao thithe để tang quyến lo hậu sự.

Theo tìm hiểu của chúng tôi: Ngộ độc khí carbon monoxide (CO) thường xảy ra khi con người hít phải khí CO, một loại khí không màu, không mùi, không vị, nhưng cực kỳ độc hại. Nguyên nhân chính của ngộ độc khí CO là do sự đốt cháy không hoàn toàn của các nguyên liệu chứa carbon, đặc biệt trong môi trường kín hoặc không đủ thông gió. Các nguyên nhân phổ biến thường gặp trong cuộc sống có thể là: thiết bị sưởi, đốt than trong nhà, hệ thống thông gió kém, rò rỉ khí ga….

Tuy nhiên, để cụ thể hơn về nguyên nhân dẫn tới sự ‘ra đi’ của nhà văn Quỳnh Dao thì chúng ta cần chờ đợi thêm thông tin từ người nhà và cơ quan chức năng

Nội dung thư tuyệt mệnh của nữ nhà văn đã được công khai. Trong đó, bà viết:

“Đừng khóc, đừng buồn, đừng thương hại tôi. Tôi đã đi dễ dàng… Tôi thoát khỏi cơ thể đang khiến tôi đau đớn, và biến thành những bông tuyết… Bay đi!

Đây chính là tâm nguyện của tôi. ‘Cái chết’ là con đường duy nhất cho tất cả mọi người và cũng là ‘việc lớn’ cuối cùng. Tôi không muốn phó mặc cho số phận, không muốn từ từ héo mòn, tôi muốn ‘quyết định’ cho sự kiện cuối cùng này… Khi con người già đi, họ phải trải qua một giai đoạn rất đau đớn, đó là suy nhược, thoái hóa, bệnh tật, đi bệnh viện, chữa trị và chết. Nếu không may, bạn có thể phải nằm liệt trên giường và nhờ đến việc đặt nội khí quản để duy trì sự sống. Tôi đã chứng kiến bi kịch này…”.

Di thư được bà đăng tải trên Facebook vào khoảng 14h ngày 4/12 (theo giờ Việt Nam).

Ngoài ra, trong thư tuyệt mệnh, Quỳnh Dao cũng nhắn nhủ đến những người trẻ đừng dễ dàng từ bỏ cuộc đời: “Tôi mong các bạn có thể vượt qua những thử thách của cuộc đời”.

Cư dân mạng đều bất ngờ, bàng hoàng và tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của nhà văn nổi tiếng.

Quỳnh Dao sinh năm 1938, là một nhà văn, nhà biên kịch, nhà sản xuất phim truyền hình. Tên tuổi của bà gắn liền với nhiều tác phẩm nổi tiếng và được chuyển thể thành phim như: Hoàn Châu Cách Cách, Tân Dòng Sông Ly Biệt,…

Chuyện tình cảm của Quỳnh Dao được ví như những tác phẩm của bà: lận đận, nhiều truân chuyên, sóng gió. Nữ nhà văn kết hôn lần đầu vào năm 1959 và ly hôn sau 5 năm chung sống.

Sau đó, bà gặp gỡ với Bình Tân Đào và hai người có mối quan hệ lén lút kéo dài 8 năm vì người đàn ông này đã có gia đình. Quỳnh Dao có một người con trai và sau này, con dâu của bà là Hà Tú Quỳnh thường tham gia sản xuất các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của bà.

Trái ngược hẳn với sự nghiệp lẫy lừng, cuộc sống tình cảm của Quỳnh Dao lại là nỗi bất hạnh lớn. Bà trải qua ba mối tình lớn và hai cuộc hôn nhân. Sau đó, bà sống cô độc một mình. Bạn bè thường gọi bà là “Lâm Đại Ngọc”, nhân vật chính trong tác phẩm kinh điển Hồng Lâu Mộng vì vẻ ngoài u sầu và tâm hồn mộng mơ.

Tiểu thuyết của Quỳnh Dao tạo được tiếng vang lớn nhưng cũng gây không ít tranh cãi. Trong tác phẩm của bà, cảm tình là cảm tính, có thể vượt qua mọi giới hạn, định kiến để theo đuổi cái gọi là tình yêu. Những cuốn tiểu thuyết tình cảm của bà thường có sự xuất hiện của “người thứ ba” và nhân vật luôn nhận được sự đồng cảm và bảo bọc của tác giả.

Quỳnh Dao khi còn trẻ với nhan sắc đẹp nhưng đượm buồn, ảnh: DSD

Khi còn bé, Quỳnh Dao là một cô bé nhạy cảm. Khi nhận thấy bố mẹ yêu thương em hơn, bà bắt đầu nghĩ bố mẹ thiên vị. Cả cuộc đời, bà luôn khát vọng được yêu thương, được quan tâm. Và chính sự thiếu thốn tình cảm khiến Quỳnh Dao nảy sinh tình cảm với thầy giáo dạy văn góa vợ bất chấp khoảng cách 25 tuổi giữa hai người. Đây cũng là mối tình đầu của bà.

Hai người bất chấp khoảng cách tuổi tác và định kiến xã hội để đến với nhau. Vì mải mê yêu đương, bà thi trượt đại học, chuyện hẹn hò bị bại lộ và người thầy phải chuyển công tác. Mối tình đầu của bà khép lại như vậy và sau này được bà đưa vào cuốn tiểu thuyết mang tên Song Ngoại của mình.

Năm bước vào tuổi 80, Quỳnh Dao từng công khai một bức thư dặn dò người thân. Trong đó, bà dặn rõ, dù có bệnh tật nghiêm trọng cũng không được làm phẫu thuật, không đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, không sử dụng ống thở hỗ trợ, không miễn cưỡng áp dụng các biện pháp cấp cứu, chỉ cần để bà ra đi một cách không đau đớn là được.

Bên cạnh đó, Quỳnh Dao cũng nói rõ bà mong muốn tang lễ của mình diễn ra đơn giản, không tổ chức theo nghi thức, không đăng cáo phó, không tổ chức lễ truy điệu, tưởng nhớ, không đốt vàng mã, không lập linh vị, không cần cúng bái vào ngày giỗ, tiết Thanh Minh…

Năm 2020, bà tuyên bố chia tay mạng xã hội sau ba năm sử dụng vì nhận ra, những năng lượng tiêu cực trên mạng xã hội khiến Facebook trở thành “gánh nặng cuộc sống”, làm bà trở nên mệt mỏi.

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *