Hầu hết người già sống khốn khổ những năm cuối đời đều có 4 đặc điểm này, không phải vì con cái bất hiếu
Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, ta luôn thấy những tình huống trái ngược nhau như thế này. Hàng xóm của tôi, dì Từ tuy đã già, khả năng di chuyển hạn chế nhưng các con vẫn tranh nhau chăm sóc bà, con cái hiếu thảo và gia đình đông con, những năm tháng cuối đời bà sống rất hạnh phúc. Nhưng người ở sát bên nhà tôi, chú Tư sống rất khốn khổ. Khi còn trẻ, ông không đối xử tốt với con cái, khi về già ông quá độc đoán, gây khó khăn cho con cái. Ông đuổi đi những người thực sự quan tâm mình, và cuối cùng sống một mình trong ngôi nhà cũ. Hỏi ra mới biết là có lý do cả.
Hầu hết những người già sống khốn khổ những năm cuối đời đều có bốn đặc điểm này, không phải vì con cái bất hiếu.
1. Thiên vị con cái, quan hệ cha mẹ con cái không hòa thuận
Năm năm sau khi con gái của dì Lâm chào đời, dì chào đón đứa con thứ hai, một bé trai. Lần này cuối cùng dì cũng thực hiện được mong muốn của mình và tràn ngập niềm vui khi có một trai và một gái.
Dì Lâm rất hài lòng vì con gái lúc này đã 5 tuổi, có thể giúp mẹ một số công việc nhà và đôi khi còn chăm sóc em trai. Tuy nhiên, khi con trai lớn lên, tình yêu của dì dành cho con trai ngày càng lớn, bà cũng ngày càng không hài lòng với con gái mình.
Dì chỉ có một đứa con trai, bà muốn con trai mình học đại học để sau này thành đạt, bà cũng có thể được hưởng phúc lành. Nuôi con gái trong cảnh nghèo khó và nuôi con trai trong giàu có, dì đối xử với con gái và con trai theo hai cách hoàn toàn khác nhau. Con gái mua bốn bộ đồng phục học sinh và mặc chúng trong ba năm. Ngoài đồ dùng học tập, con gái không có một món đồ chơi nào. Con trai hàng tháng đều được mua quần áo mới và có đủ loại đồ chơi.
Con trai đi học thêm từ lớp 1, con gái cơ bản là tự học. Khi con gái vào đại học, dì Lân không cho cô một xu nào. Học phí đều là do con gái vừa học vừa làm.
Ảnh minh họa (Nguồn Read1)
Sau khi con gái đi làm, cô vẫn phải trả tiền học cho em trai. Khi con gái muốn kết hôn, dì có một điều kiện: Phải nuôi em trai ăn học hết đại học, mua một chiếc ô tô cho nó. Gia đình con rể cũng không giàu có, bố mẹ anh cũng phải cố gắng hết sức để kiếm tiền.
Con gái từng đưa con rể về nhà bố mẹ đẻ nhưng dì đối xử lạnh lùng, còn luôn yêu cầu con gái để lại tiền và rời đi. Bởi thế, con gái bà không bao giờ muốn về, hàng tháng chỉ đưa một khoản tiền cố định.
Người con trai được dì Lâm chăm sóc cẩn thận sau khi tốt nghiệp đã đi du học và không bao giờ trở về trong nhiều năm. Họ chỉ liên lạc qua điện thoại. Bà vốn tưởng rằng con trai mình về già sẽ hiếu thảo, nhưng không ngờ những năm cuối đời bà lại lẻ lôi một mình. Dù không lo cơm ăn áo mặc nhưng lại quá hoang vắng khi không có ai đi cùng. Bà thường khóc một mình vào ban đêm.
2. Không hiếu thảo với bố mẹ 2 bên thì con cái sẽ noi gương
Bố mẹ chồng dì Chu đều là những người lương thiện, có trách nhiệm, rất tử tế với con dâu nhưng dì lại nhiều định kiến. Dù bố mẹ chồng là người đóng góp nhiều nhất trong gia đình nhưng dì Chu lại không hề biết ơn mà ngược lại còn bằng mọi cách làm xấu mặt người lớn tuổi. Ông bà thướng xuyên ăn đồ thừa của gia đình. Nếu con vô tình bị tổn thương, dì sẽ mắng bố mẹ chồng. Dưới ảnh hưởng của mẹ, con trai dì cũng học cách bắt nạt người già. Thay vì sửa chữa hành vi của đứa trẻ, dì Chu lại đối xử khắc nghiệt hơn với người lớn tuổi.
Khi bố mẹ chồng đã già, không còn khả năng chăm sóc con cái và làm việc nhà nữa, dì Chu kiếm cớ cãi nhau lớn với bố mẹ chồng, đuổi bố mẹ chồng về quê, sống trong một ngôi nhà đổ nát.
Dì Chu ban đầu vẫn tự hào về hành động thông minh của mình, nhưng bà không biết rằng khi về già, bà cũng sẽ phải chịu số phận giống như bố mẹ chồng, thậm chí còn khốn khổ hơn cả bố mẹ chồng.
Đứa bé được một ông bà nội nuôi nấng, không có chút tình cảm nào với dì Chu nên đương nhiên không thương tiếc bà, hơn nữa, người con nói một cách chính đáng: “Hồi đó bà không quan tâm đến ông bà nội, sao bây giờ tôi lại phải quan tâm đến bà. ?” Dì Chu hối hận nhưng không còn cơ hội để bù đắp.
3. Nuông chiều con quá mức
Dì Lan sinh con trai khi bà đã 50 tuổi. Vợ chồng bà vui mừng khôn xiết. Từ khi con còn nhỏ, bà chưa bao giờ nói một lời gay gắt với con. Dù nhà không khá giả nhưng con luôn so sánh với bạn bè, đòi cái này cái kia. Dì Lan cảm thấy số tiền vất vả kiếm được không chỉ để con trai có cuộc sống tốt nên bà cố gắng đáp ứng những yêu cầu của con mình.
Tuy nhiên, khi con trai lớn lên từng ngày, dì ngày càng cảm thấy bất lực. Sau khi tốt nghiệp, con trai không muốn ra ngoài làm việc, thay vào đó, nó ở nhà và chơi máy tính mỗi ngày. Khi bố mẹ nhắc đến công việc, con trai bắt đầu ồn ào và muốn bỏ nhà đi.
Ảnh minh họa (Nguồn Read1)
Cuối cùng sau khi con trai cưới được một người vợ, dì Lan nghĩ rằng con trai mình sẽ hiểu chuyện, nhưng bà không ngờ rằng cuối cùng nó vẫn đi theo con đường riêng của mình, vợ nó không thể chịu đựng được nữa và họ ly hôn, để lại hai đứa con cho ông bà nội.
Hai người già không có nhiều lương hưu, họ đau khổ, phải nuôi gia đình con trai và lương hưu cũng không còn bao nhiêu. Để phụ thêm thu nhập cho gia đình, chồng dì Lan đến tuổi hưu phải ra ngoài làm thêm. Nhắc đến con trai, dì bật khóc: “Các cháu của tôi phải học hành tử tế, không thể đi theo con đường giống như con trai tôi.”
4. Đặt nhiều gánh nặng cho con quá sớm
Bác An khi còn trẻ nhàn rỗi, mỗi công việc đều mang tính ngắn hạn và sống một cuộc đời vô lo. Phần lớn các khoản chi trong gia đình đều do vợ bác vun vén. Lâu lâu bác mới đóng góp thêm cho gia đình.
Các con chưa trưởng thành, người vợ không may qua đời vì làm việc quá sức. Bác An không còn ai để nương tựa nên phải vất vả kiếm tiền cho con ăn học một mình.
Sau khi con trai lấy vợ, lập gia đình, bác cảm thấy mình nên hưởng phúc nên liền nghỉ việc và gọi cụ thể cho con trai: “Con trai, cho bố tiền cấp dưỡng ít nhất 7 triệu một tháng. Suốt phần đời còn lại đều trông cậy vào con!”
Khi con dâu biết chuyện, cô không biết nên cười hay nên khóc. Bác An chưa đầy 45 tuổi và ông đang bận chăm sóc bản thân trước khi nghỉ hưu. Mặc dù bổn phận của con cái là phải phụng dưỡng cha mẹ nhưng gần đây con trai ông quá lao lực. Vì con cái, đôi vợ chồng trẻ đã phải cắn răng trả tiền mua nhà. Họ không chỉ tiêu hết tiền tiết kiệm mà còn vay mượn rất nhiều tiền từ người thân, bạn bè. Sau khi con dâu bác An có thai, cô nghỉ việc ở nhà, chỉ dựa vào tiền lương của con traiđể nuôi sống gia đình. Anh suốt ngày lo lắng về tiền bạc, và yêu cầu của cha đã khiến anh gặp rắc rối.
Người con bàn với cha xem có thể giảm bớt tiền chi tiêu hàng tháng không nhưng bác An lại bảo con trai bất hiếu. Mối quan hệ cha con lúc nào cũng căng thẳng.
Hầu hết những người già sống khốn khổ những năm cuối đời đều có bốn đặc điểm trên, không phải vì con cái bất hiếu. Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ và hành vi của cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái. Mỗi đứa trẻ là một tờ giấy trắng sau khi sinh ra, nhưng cha mẹ khác nhau và môi trường khác nhau cuối cùng sẽ giáo dục những đứa trẻ khác nhau. Truyền thống gia đình của một gia đình rất quan trọng, cha mẹ hiếu thảo với ông bà thì mới mong con cái sau này hiếu thảo với mình. Ngoài ra, trong quá trình trưởng thành của con cái, cha mẹ hãy cố gắng công bằng, không thiên vị cái này hơn cái kia, đừng xa lánh những đứa trẻ khao khát tình yêu thương, và đừng phụ lòng những đứa trẻ yêu thương mình. Khi nuôi dạy con, cha mẹ nên buông bỏ một cách thích hợp và để con học cách tự lập. Đừng đặt quá nhiều gánh nặng cho con quá sớm